Luật số 71/2006/QH11 của Quốc hội : Luật Bảo hiểm Xãhội
LUẬT
BẢO HIỂM XÃ HỘI
CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦNGHĨA VIỆT NAM
SỐ 71/2006/QH11 NGÀY 29 THÁNG 6 NĂM 2006
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Luật này quy định về bảo hiểm xã hội.
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều1. Phạm vi điều chỉnh
1. Luật này quy định về chế độ, chính sách bảo hiểm xãhội; quyền và trách nhiệm của người lao động, của cơ quan, tổ chức, cá nhântham gia bảo hiểm xã hội; tổ chức bảo hiểm xã hội; quỹ bảo hiểm xã hội; thủ tụcthực hiện bảo hiểm xã hội và quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
2. Luật này không áp dụng đối với bảo hiểm y tế, bảo hiểmtiền gửi và các loại bảo hiểm mang tính kinh doanh.
Điều2. Đối tượng ápdụng
1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc làcông dân Việt Nam, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác địnhthời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;
b) Cán bộ, công chức, viên chức;
c) Công nhân quốc phòng, công nhân công an;
d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩquan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công annhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân,công an nhân dân;
đ) Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan,chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn;
e) Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đãđóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
2. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắtbuộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổchức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghềnghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chứcnước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợptác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn,sử dụng và trả công cho người lao động.
3. Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là côngdân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợpđồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ mười hai thángđến ba mươi sáu tháng với người sử dụng lao động quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệplà người sử dụng lao động quy định tại khoản 2 Điều này có sử dụng từ mười laođộng trở lên.
5. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dânViệt Nam trong độ tuổi lao động, không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này.
6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xãhội.
Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, ngườilao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp, người tham gia bảo hiểm xã hội tựnguyện sau đây gọi chung là người lao động.
Điều3. Giải thích từngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp mộtphần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau,thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao độnghoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
2. Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hộimà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
3. Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hộimà người lao động tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thứcđóng phù hợp với thu nhập của mình để hưởng bảo hiểm xã hội.
4. Người thất nghiệp là người đang đóng bảo hiểm thấtnghiệp mà bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việcnhưng chưa tìm được việc làm.
5. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tínhtừ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng.Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gianđóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
6. Mức lương tối thiểu chung là mức lương thấp nhất doChính phủ công bố ở từng thời kỳ.
7. Thân nhân là con, vợ hoặc chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợhoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng của người tham gia bảo hiểm xã hội; ngườikhác mà người tham gia bảo hiểm xã hội phải chịu trách nhiệm nuôi dưỡng.
Điều4. Các chế độ bảohiểm xã hội
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm các chế độ sau đây:
a) ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
3. Bảo hiểm thất nghiệp bao gồm các chế độ sau đây:
a) Trợ cấp thất nghiệp;
b) Hỗ trợ học nghề;
c) Hỗ trợ tìm việc làm.
Điều5. Nguyên tắc bảohiểm xã hội
1. Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mứcđóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham giabảo hiểm xã hội.
2. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thấtnghiệp được tính trên cơ sở tiền lương, tiền công của người lao động. Mức đóngbảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập do người lao độnglựa chọn nhưng mức thu nhập này không thấp hơn mức lương tối thiểu chung.
3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hộibắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưutrí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
4. Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý thống nhất, dân chủ,công khai, minh bạch, được sử dụng đúng mục đích, được hạch toán độc lập theocác quỹ thành phần của bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện vàbảo hiểm thất nghiệp.
5. Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng,thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xãhội.
Điều6. Chính sách củaNhà nước đối với bảo hiểm xã hội
1. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để cơ quan, tổchức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội.
2. Nhà nước có chính sách ưu tiên đầu tư quỹ bảo hiểm xãhội và các biện pháp cần thiết khác để bảo toàn, tăng trưởng quỹ. Quỹ bảo hiểmxã hội được Nhà nước bảo hộ, không bị phá sản.
Lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, tiền sinh lời củahoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội được miễn thuế.
Điều7. Nội dung quảnlý nhà nước về bảo hiểm xã hội
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chế độ,chính sách bảo hiểm xã hội.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm phápluật về bảo hiểm xã hội.
3. Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luậtvề bảo hiểm xã hội.
4. Thực hiện công tác thống kê, thông tin về bảo hiểm xãhội.
5. Tổ chức bộ máy thực hiện bảo hiểm xã hội; đào tạo, bồidưỡng nguồn nhân lực làm công tác bảo hiểm xã hội.
6. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảohiểm xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảohiểm xã hội.
7. Hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội.
Điều8. Cơ quan quảnlý nhà nước về bảo hiểm xã hội
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo hiểm xãhội.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệmtrước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạncủa mình thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước vềbảo hiểm xã hội trong phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính phủ.
Điều9. Hiện đại hoá quản lý bảo hiểm xã hội
1. Nhà nước khuyến khích đầu tư phát triển công nghệ vàphương tiện kỹ thuật tiên tiến để bảo đảm áp dụng phương pháp quản lý bảo hiểmxã hội hiện đại.
2. Chính phủ quy định cụ thể việc áp dụng công nghệ thôngtin trong quản lý bảo hiểm xã hội.
Điều10. Thanh tra bảohiểm xã hội
1. Thanh tra lao động - thương binh và xã hội thực hiệnchức năng thanh tra chuyên ngành về bảo hiểm xã hội.
2. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra chuyênngành về bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanhtra.
Điều11. Quyền và tráchnhiệm của tổ chức công đoàn
1. Tổ chức công đoàn có các quyền sau đây:
a) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao độngtham gia bảo hiểm xã hội;
b) Yêu cầu người sử dụng lao động, tổ chức bảo hiểm xãhội cung cấp thông tin về bảo hiểm xã hội của người lao động;
c) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý viphạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.
2. Tổ chức công đoàn có các trách nhiệm sau đây:
a) Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luậtvề bảo hiểm xã hội đối với người lao động;
b) Kiến nghị, tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ,chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội;
c) Tham gia kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật vềbảo hiểm xã hội.
Điều12. Quyền và tráchnhiệm của đại diện người sử dụng lao động
1. Đại diện người sử dụng lao động có các quyền sau đây:
a) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng laođộng tham gia bảo hiểm xã hội;
b) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạmpháp luật về bảo hiểm xã hội.
2. Đại diện người sử dụng lao động có các trách nhiệm sauđây:
a) Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luậtvề bảo hiểm xã hội đối với người sử dụng lao động;
b) Kiến nghị, tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ,chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội;
c) Tham gia kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật vềbảo hiểm xã hội.
Điều13. Chế độ báocáo, kiểm toán
1. Hằng năm Chính phủ báo cáo Quốc hội về quản lý và sửdụng quỹ bảo hiểm xã hội.
2. Định kỳ ba năm, Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toánquỹ bảo hiểm xã hội và báo cáo kết quả với Quốc hội. Trong trường hợp cầnthiết, theo yêu cầu của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ, quỹbảo hiểm xã hội được kiểm toán đột xuất.
Điều14. Các hành vi bịnghiêm cấm
1. Không đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
2. Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểmxã hội.
3. Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội sai mục đích.
4. Gây phiền hà, trở ngại, làm thiệt hại đến quyền và lợiích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động.
5. Báo cáo sai sự thật, cung cấp sai lệch thông tin, sốliệu về bảo hiểm xã hội.
CHƯƠNG II
QUYỀN, TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG, NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG, TỔ CHỨC BẢO HIỂMXÃ HỘI
Điều15. Quyền củangười lao động
Người lao động có các quyền sau đây:
1. Được cấp sổ bảo hiểm xã hội;
2. Nhận sổ bảo hiểm xã hội khi không còn làm việc;
3. Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịpthời;
4. Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp sau đây:
a) Đang hưởng lương hưu;
b) Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghềnghiệp hằng tháng;
c) Đang hưởng trợ cấp thất nghiệp;
5. Uỷ quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảohiểm xã hội;
6. Yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin quyđịnh tại điểm h khoản 1 Điều 18; yêu cầu tổ chức bảo hiểm xã hội cung cấp thôngtin quy định tại khoản 11 Điều 20 của Luật này;
7. Khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội;
8. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Điều16. Trách nhiệmcủa người lao động
1. Người lao động có các trách nhiệm sau đây:
a) Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này;
b) Thực hiện quy định về việc lập hồ sơ bảo hiểm xã hội;
c) Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội theo đúng quy định;
d) Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
2. Ngoài việc thực hiện các quy định tại khoản 1 Điềunày, người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp còn có các trách nhiệm sauđây:
a) Đăng ký thất nghiệp với tổ chức bảo hiểm xã hội;
b) Thông báo hằng tháng với tổ chức bảo hiểm xã hội vềviệc tìm kiếm việc làm trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp;
c) Nhận việc làm hoặc tham gia khoá học nghề phù hợp khitổ chức bảo hiểm xã hội giới thiệu.
Điều17. Quyền củangười sử dụng lao động
Người sử dụng lao động có các quyền sau đây:
1. Từ chối thực hiện những yêu cầu không đúng quy địnhcủa pháp luật về bảo hiểm xã hội;
2. Khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội;
3. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Điều18. Trách nhiệmcủa người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có các trách nhiệm sau đây:
a) Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 92 và hằngtháng trích từ tiền lương, tiền công của người lao động theo quy định tại khoản1 Điều 91 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội;
b) Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội của người lao động trongthời gian người lao động làm việc;
c) Trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi người đókhông còn làm việc;
d) Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ, đóng và hưởngbảo hiểm xã hội;
đ) Trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động;
e) Giới thiệu người lao động đi giám định mức suy giảmkhả năng lao động tại Hội đồng Giám định y khoa theo quy định tại điểm a khoản1 Điều 41, Điều 51 và điểm b khoản 1 Điều 55 của Luật này;
g) Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu củacơ quan nhà nước có thẩm quyền;
h) Cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội củangười lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu;
i) Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
2. Ngoài việc thực hiện các quy định tại khoản 1 Điềunày, hằng tháng người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp đóng bảohiểm thất nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 102 và trích từ tiền lương,tiền công của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 102 của Luật này đểđóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Điều19. Quyền của tổchức bảo hiểm xã hội
Tổ chức bảo hiểm xã hội có các quyền sau đây:
1. Tổ chức quản lý nhân sự, tài chính và tài sản theo quyđịnh của pháp luật;
2. Từ chối yêu cầu trả bảo hiểm xã hội không đúng quy định;
3. Khiếu nại về bảo hiểm xã hội;
4. Kiểm tra việc đóng bảo hiểm xã hội và trả các chế độbảo hiểm xã hội;
5. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng,sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội và quản lýquỹ bảo hiểm xã hội;
6. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý viphạm pháp luật về bảo hiểm xã hội;
7. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Điều20. Trách nhiệmcủa tổ chức bảo hiểm xã hội
Tổ chức bảo hiểm xã hội có các trách nhiệm sau đây:
1. Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luậtvề bảo hiểm xã hội; hướng dẫn thủ tục thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối vớingười lao động, người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xãhội;
2. Thực hiện việc thu bảo hiểm xã hội theo quy định củaLuật này;
3. Tiếp nhận hồ sơ, giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội;thực hiện việc trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, thuận tiện vàđúng thời hạn;
4. Cấp sổ bảo hiểm xã hội đến từng người lao động;
5. Quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định củapháp luật;
6. Thực hiện các biện pháp bảo toàn và tăng trưởng quỹbảo hiểm xã hội;
7. Tổ chức thực hiện công tác thống kê, kế toán, hướngdẫn nghiệp vụ về bảo hiểm xã hội;
8. Giới thiệu người lao động đi giám định mức suy giảmkhả năng lao động tại Hội đồng Giám định y khoa theo quy định tại điểm b khoản1 và khoản 2 Điều 41 của Luật này;
9. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bảo hiểm xãhội; lưu trữ hồ sơ của người tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của phápluật;
10. Định kỳ sáu tháng, báo cáo Hội đồng quản lý bảo hiểmxã hội về tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội. Hằng năm, báo cáo Chính phủ vàcơ quan quản lý nhà nước về tình hình quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội;
11. Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng,quyền được hưởng chế độ, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội khi người lao độnghoặc tổ chức công đoàn yêu cầu;
12. Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầucủa cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
13. Giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo về việc thựchiện bảo hiểm xã hội;
14. Thực hiện hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội;
15. Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG III
BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC
MỤC 1
CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU
Điều21. Đối tượng áp dụngchế độ ốm đau
Đối tượng áp dụng chế độ ốm đau là người lao động quyđịnh tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 2 của Luật này.
Điều22. Điều kiệnhưởng chế độ ốm đau
1. Bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xácnhận của cơ sở y tế.
Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoạisức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng ma tuý, chất gây nghiện khác thì không đượchưởng chế độ ốm đau.
2. Có con dưới bảy tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc để chămsóc con và có xác nhận của cơ sở y tế.
Điều23. Thời gianhưởng chế độ ốm đau
1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đốivới người lao động quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 2 của Luật nàytính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần vàđược quy định như sau:
a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng bamươi ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới mười lăm năm; bốn mươi ngày nếu đãđóng từ đủ mười lăm năm đến dưới ba mươi năm; sáu mươi ngày nếu đã đóng từ đủba mươi năm trở lên;
b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểmthuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặclàm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì đượchưởng bốn mươi ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới mười lăm năm; năm mươingày nếu đã đóng từ đủ mười lăm năm đến dưới ba mươi năm; bảy mươi ngày nếu đãđóng từ đủ ba mươi năm trở lên.
2. Người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữatrị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:
a) Tối đa không quá một trăm tám mươi ngày trong một nămtính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
b) Hết thời hạn một trăm tám mươi ngày mà vẫn tiếp tụcđiều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn.
3. Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao độngquy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 của Luật này tuỳ thuộc vào thời gian điềutrị tại cơ sở y tế thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân.
Điều24. Thời gianhưởng chế độ khi con ốm đau
1. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một nămđược tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là hai mươi ngày làm việc nếu condưới ba tuổi; tối đa là mười lăm ngày làm việc nếu con từ đủ ba tuổi đến dướibảy tuổi.
2. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội,nếu một người đã hết thời hạn hưởng chế độ mà con vẫn ốm đau thì người kia đượchưởng chế độ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều25. Mức hưởng chế độ ốm đau
1. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tạikhoản 1, điểm a khoản 2 Điều 23 và Điều 24 của Luật này thì mức hưởng bằng 75%mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉviệc.
2. Người lao động hưởng tiếp chế độ ốm đau quy định tạiđiểm b khoản 2 Điều 23 của Luật này thì mức hưởng được quy định như sau:
a) Bằng 65% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xãhội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ bamươi năm trở lên;
b) Bằng 55% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xãhội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủmười lăm năm đến dưới ba mươi năm;
c) Bằng 45% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xãhội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới mườilăm năm.
3. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tạikhoản 3 Điều 23 của Luật này thì mức hưởng bằng 100% mức tiền lương đóng bảohiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
4. Mức hưởng chế độ ốm đau tính theo quy định tại khoản 2Điều này nếu thấp hơn mức lương tối thiểu chung thì được tính bằng mức lươngtối thiểu chung.
Điều26. Dưỡng sức,phục hồi sức khoẻ sau khi ốm đau
1. Người lao động sau thời gian hưởng chế độ ốm đau theoquy định tại Điều 23 của Luật này mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức,phục hồi sức khoẻ từ năm ngày đến mười ngày trong một năm.
2. Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chungnếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình; bằng 40% mức lương tốithiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung.
MỤC 2
CHẾ ĐỘ THAI SẢN
Điều27. Đối tượng ápdụng chế độ thai sản
Đối tượng áp dụng chế độ thai sản là người lao động quyđịnh tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 2 của Luật này.
Điều28. Điều kiệnhưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộcmột trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi;
d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biệnpháp triệt sản.
2. Người lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mườihai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Điều29. Thời gianhưởng chế độ khi khám thai
Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc đểđi khám thai năm lần, mỗi lần một ngày; trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc ngườimang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ hai ngày cho mỗilần khám thai.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tạiĐiều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉhằng tuần.
Điều30. Thời gianhưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu
Khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu thì laođộng nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản mười ngày nếu thai dưới một tháng;hai mươi ngày nếu thai từ một tháng đến dưới ba tháng; bốn mươi ngày nếu thaitừ ba tháng đến dưới sáu tháng; năm mươi ngày nếu thai từ sáu tháng trở lên.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tạiĐiều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Điều31. Thời gianhưởng chế độ khi sinh con
1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thaisản theo quy định sau đây:
a) Bốn tháng, nếu làm nghề hoặc công việc trong điều kiệnlao động bình thường;
b) Năm tháng, nếu làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độchại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tếban hành; làm việc theo chế độ ba ca; làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấpkhu vực hệ số từ 0,7 trở lên hoặc là nữ quân nhân, nữ công an nhân dân;
c) Sáu tháng đối với lao động nữ là người tàn tật theoquy định của pháp luật về người tàn tật;
d) Trường hợp sinh đôi trở lên, ngoài thời gian nghỉ việcquy định tại các điểm a, b và c khoản này thì tính từ con thứ hai trở đi, cứmỗi con được nghỉ thêm ba mươi ngày.
2. Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới sáu mươingày tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc chín mươi ngày tính từ ngày sinh con;nếu con từ sáu mươi ngày tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc ba mươingày tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sảnkhông vượt quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều này; thời gian này khôngtính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.
3. Trường hợp chỉ có cha hoặc mẹ tham gia bảo hiểm xã hộihoặc cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thìcha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản cho đến khi conđủ bốn tháng tuổi.
4. Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại các khoản1, 2 và 3 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Điều32. Thời gianhưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi
Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi thìđược nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ bốn tháng tuổi.
Điều33. Thời gianhưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai
1. Khi đặt vòng tránh thai người lao động được nghỉ việcbảy ngày.
2. Khi thực hiện biện pháp triệt sản người lao động đượcnghỉ việc mười lăm ngày.
3. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tạikhoản 1 và khoản 2 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằngtuần.
Điều34. Trợ cấp mộtlần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi
Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi connuôi dưới bốn tháng tuổi thì được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tốithiểu chung cho mỗi con.
Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chếtkhi sinh con thì cha được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chungcho mỗi con.
Điều35. Mức hưởng chếđộ thai sản
1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tạicác điều 29, 30, 31, 32 và 33 của Luật này thì mức hưởng bằng 100% mức bìnhquân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kềtrước khi nghỉ việc.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính làthời gian đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này người lao động và người sử dụnglao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
Điều36. Lao động nữ đi làm trước khi hết thờihạn nghỉ sinh con
1. Lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉsinh con quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 31 của Luật này khi có đủ cácđiều kiện sau đây:
a) Sau khi sinh con từ đủ sáu mươi ngày trở lên;
b) Có xác nhận của cơ sở y tế về việc đi làm sớm không cóhại cho sức khoẻ của người lao động;
c) Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.
2. Ngoài tiền lương, tiền công của những ngày làm việc,lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độthai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 31 củaLuật này.
Điều37. Dưỡng sức,phục hồi sức khoẻ sau thai sản
1. Lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ thai sản theoquy định tại Điều 30, khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 31 của Luật này mà sức khoẻ cònyếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ năm ngày đến mười ngày trongmột năm.
2. Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chungnếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình; bằng 40% mức lương tốithiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung.
MỤC 3
CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP
Điều38. Đối tượng áp dụng chế độ tai nạn laođộng, bệnh nghề nghiệp
Đối tượng áp dụng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghềnghiệp là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 2của Luật này.
Điều39. Điều kiệnhưởng chế độ tai nạn lao động
Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi cóđủ các điều kiện sau đây:
1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;
b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thựchiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việctrong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạnquy định tại khoản 1 Điều này.
Điều40. Điều kiệnhưởng chế độ bệnh nghề nghiệp
Người lao động được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi cóđủ các điều kiện sau đây:
1. Bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế vàBộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặcnghề có yếu tố độc hại;
2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnhquy định tại khoản 1 Điều này.
Điều41. Giám định mức suy giảm khả năng laođộng
1. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệpđược giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc mộttrong các trường hợp sau đây:
a) Sau khi thương tật, bệnh tật đã được điều trị ổn định;
b) Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trịổn định.
2. Người lao động được giám định tổng hợp mức suy giảmkhả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vừa bị tai nạn lao động vừa bị bệnh nghề nghiệp;
b) Bị tai nạn lao động nhiều lần;
c) Bị nhiều bệnh nghề nghiệp.
Điều42. Trợ cấp mộtlần
1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến30% thì được hưởng trợ cấp một lần.
2. Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:
a) Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm thánglương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 thánglương tối thiểu chung;
b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, cònđược hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ mộtnăm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảohiểm xã hội được tính thêm 0,3 tháng tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hộicủa tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.
Điều43. Trợ cấp hằngtháng
1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31%trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.
2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:
a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30%mức lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2%mức lương tối thiểu chung;
b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằngtháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểmxã hội, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóngbảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xãhội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.
Điều44. Thời điểmhưởng trợ cấp
1. Thời điểm hưởng trợ cấp quy định tại các điều 42, 43và 46 của Luật này được tính từ tháng người lao động điều trị xong, ra viện.
2. Trường hợp thương tật hoặc bệnh tật tái phát, ngườilao động được đi giám định lại mức suy giảm khả năng lao động thì thời điểmhưởng trợ cấp mới được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng Giám định ykhoa.
Điều45. Cấp phươngtiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình
Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp màbị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp phương tiện trợgiúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thươngtật, bệnh tật.
Điều46. Trợ cấp phụcvụ
Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trởlên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâmthần thì ngoài mức hưởng quy định tại Điều 43 của Luật này, hằng tháng còn đượchưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương tối thiểu chung.
Điều47. Trợ cấp mộtlần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động,bệnh nghề nghiệp hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn laođộng, bệnh nghề nghiệp thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng ba mươisáu tháng lương tối thiểu chung.
Điều48. Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khiđiều trị thương tật, bệnh tật
1. Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật dotai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp mà sức khỏe còn yếu thì đượcnghỉ dưỡng sức phục hồi sức khoẻ từ năm ngày đến mười ngày.
2. Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chungnếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình; bằng 40% mức lương tốithiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung.
MỤC 4
CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ
Điều49. Đối tượng ápdụng chế độ hưu trí
Đối tượng áp dụng chế độ hưu trí là người lao động quyđịnh tại khoản 1 Điều 2 của Luật này.
Điều50. Điều kiệnhưởng lương hưu
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c và ekhoản 1 Điều 2 của Luật này có đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lênđược hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi;
b) Nam từ đủ năm mươi lăm tuổi đến đủ sáu mươi tuổi, nữtừ đủ năm mươi tuổi đến đủ năm mươi lăm tuổi và có đủ mười lăm năm làm nghềhoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ởnơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên. Tuổi đời được hưởng lương hưu trongmột số trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định.
2. Người lao động quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 củaLuật này có đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưukhi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ năm mươi lăm tuổi, nữ đủ năm mươi tuổi, trừtrường hợp Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam hoặc Luật công an nhân dâncó quy định khác;
b) Nam từ đủ năm mươi tuổi đến đủ năm mươi lăm tuổi, nữtừ đủ bốn mươi lăm tuổi đến đủ năm mươi tuổi và có đủ mười lăm năm làm nghềhoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ởnơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.
Điều51. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảmkhả năng lao động
Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và ekhoản 1 Điều 2 của Luật này đã đóng bảo hiểm xã hội đủ hai mươi năm trở lên, bịsuy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, hưởng lương hưu với mức thấp hơn sovới người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại Điều 50 của Luật này khithuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Nam đủ năm mươi tuổi, nữ đủ bốn mươi lăm tuổi trở lên;
2. Có đủ mười lăm năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặcbiệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binhvà Xã hội và Bộ Y tế ban hành.
Điều52. Mức lương hưuhằng tháng
1. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điềukiện quy định tại Điều 50 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiềnlương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 58, Điều 59 hoặcĐiều 60 của Luật này tương ứng với mười lăm năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứthêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối vớinữ; mức tối đa bằng 75%.
2. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điềukiện quy định tại Điều 51 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 Điềunày, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 1%.
3. Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương tốithiểu chung.
Điều53. Điều chỉnh lương hưu
Lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ sốgiá sinh hoạt và tăng trưởng kinh tế. Mức điều chỉnh cụ thể do Chính phủ quyđịnh.
Điều54. Trợ cấp mộtlần khi nghỉ hưu
1. Người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội trên ba mươinăm đối với nam, trên hai mươi lăm năm đối với nữ, khi nghỉ hưu, ngoài lươnghưu còn được hưởng trợ cấp một lần.
2. Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảohiểm xã hội kể từ năm thứ ba mươi mốt trở đi đối với nam và năm thứ hai mươisáu trở đi đối với nữ. Cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Điều55. Bảo hiểm xãhội một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c và ekhoản 1 Điều 2 của Luật này được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi thuộc mộttrong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 1 Điều50 của Luật này mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;
b) Suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủhai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;
c) Sau một năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng bảo hiểmxã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần mà chưa đủ hai mươi năm đóngbảo hiểm xã hội;
d) Ra nước ngoài để định cư.
2. Người lao động quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1Điều 2 của Luật này được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi phục viên, xuất ngũ,thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.
Điều56. Mức hưởng bảohiểm xã hội một lần
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số nămđã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiềnlương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Điều57. Bảo lưu thờigian đóng bảo hiểm xã hội
Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện đểhưởng lương hưu theo quy định tại Điều 50 và Điều 51 hoặc chưa hưởng bảo hiểmxã hội một lần theo quy định tại Điều 55 và Điều 56 của Luật này thì được bảolưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
Điều58. Mức bình quântiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp mộtlần đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm1995
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiềnlương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chếđộ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội củanăm năm cuối trước khi nghỉ hưu.
2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xãhội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bìnhquân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hộithuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thờigian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao độngquyết định thì tính bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hộichung của các thời gian; trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhànước quy định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quyđịnh tại khoản 1 Điều này.
Điều59. Mức bình quântiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp mộtlần đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm1995 đến trước ngày Luật bảo hiểm xã hội có hiệu lực
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiềnlương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chếđộ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểmxã hội trước khi nghỉ hưu như sau:
a) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tính bình quân củatiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu năm cuối trước khi nghỉ hưu;
b) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 thì tính bình quân củatiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của tám năm cuối trước khi nghỉ hưu.
2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xãhội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bìnhquân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hộithuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thờigian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao độngquyết định thì tính bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hộichung của các thời gian; trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhànước quy định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quyđịnh tại khoản 1 Điều này.
Điều60. Mức bình quântiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp mộtlần đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày Luật bảo hiểm xãhội có hiệu lực
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiềnlương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chếđộ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội củamười năm cuối trước khi nghỉ hưu.
2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xãhội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bìnhquân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hộithuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thờigian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao độngquyết định thì tính bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hộichung của các thời gian; trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhànước quy định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quyđịnh tại khoản 1 Điều này.
Điều61. Điều chỉnhtiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội
1. Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tínhmức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động quyđịnh tại khoản 1 Điều 94 của Luật này được điều chỉnh theo mức lương tối thiểuchung tại thời điểm hưởng chế độ hưu trí.
2. Tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội để làmcăn cứ tính mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội đốivới người lao động quy định tại khoản 2 Điều 94 của Luật này được điều chỉnhtrên cơ sở chỉ số giá sinh hoạt của từng thời kỳ theo quy định của Chínhphủ.
Điều62. Tạm dừng hưởnglương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng
Người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xãhội hằng tháng bị tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng thángkhi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Chấp hành hình phạt tù nhưng không được hưởng án treo;
2. Xuất cảnh trái phép;
3. Bị Toà án tuyên bố là mất tích.
MỤC 5
CHẾ ĐỘ TỬ TUẤT
Điều63. Trợ cấp maitáng
1. Các đối tượng sau đây khi chết thì người lo mai tángđược nhận trợ cấp mai táng:
a) Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luậtnày đang đóng bảo hiểm xã hội;
b) Người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xãhội;
c) Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn laođộng, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc.
2. Trợ cấp mai táng bằng mười tháng lương tối thiểuchung.
3. Trường hợp đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này bịTòa án tuyên bố là đã chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp quy định tại khoản2 Điều này.
Điều64. Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hằngtháng
1. Các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 63 của Luậtnày thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởngtiền tuất hằng tháng:
a) Đã đóng bảo hiểm xã hội đủ mười lăm năm trở lên nhưngchưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
b) Đang hưởng lương hưu;
c) Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệphằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
2. Thân nhân của các đối tượng quy định tại khoản 1 Điềunày được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, bao gồm:
a) Con chưa đủ mười lăm tuổi; con chưa đủ mười tám tuổinếu còn đi học; con từ đủ mười lăm tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng laođộng từ 81% trở lên;
b) Vợ từ đủ năm mươi lăm tuổi trở lên hoặc chồng từ đủsáu mươi tuổi trở lên; vợ dưới năm mươi lăm tuổi, chồng dưới sáu mươi tuổi nếubị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹchồng, người khác mà đối tượng này có trách nhiệm nuôi dưỡng nếu từ đủ sáu mươituổi trở lên đối với nam, từ đủ năm mươi lăm tuổi trở lên đối với nữ;
d) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹchồng, người khác mà đối tượng này có trách nhiệm nuôi dưỡng nếu dưới sáu mươituổi đối với nam, dưới năm mươi lăm tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng laođộng từ 81% trở lên.
Thân nhân quy định tại các điểm b, c và d khoản này phảikhông có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương tốithiểu chung.
Điều65. Mức trợ cấptuất hằng tháng
1. Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng50% mức lương tối thiểu chung; trường hợp thân nhân không có người trực tiếpnuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương tối thiểu chung.
2. Trường hợp có một người chết thuộc đối tượng quy địnhtại khoản 1 Điều 64 của Luật này thì số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằngtháng không quá bốn người; trường hợp có từ hai người chết trở lên thì thânnhân của những người này được hưởng hai lần mức trợ cấp quy định tại khoản 1Điều này.
3. Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hằng tháng được thực hiệnkể từ tháng liền kề sau tháng mà người lao động, người hưởng lương hưu, trợ cấptai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chết.
Điều66. Các trường hợphưởng trợ cấp tuất một lần
Các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 63 của Luật nàythuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng trợcấp tuất một lần:
1. Người chết không thuộc các trường hợp quy định tạikhoản 1 Điều 64 của Luật này;
2. Người chết thuộc một trong các trường hợp quy định tạikhoản 1 Điều 64 nhưng không có thân nhân hưởng tiền tuất hằng tháng quy địnhtại khoản 2 Điều 64 của Luật này.
Điều67. Mức trợ cấp tuất một lần
1. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của ngườilao động đang làm việc hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểmxã hội được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội; mức thấpnhất bằng ba tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng.
2. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của ngườiđang hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chếttrong hai tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng bốn mươi tám tháng lương hưuđang hưởng; nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm một tháng lương hưuthì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu, mức thấp nhất bằng ba tháng lươnghưu đang hưởng.
Điều68. Tính hưởng chếđộ hưu trí và chế độ tử tuất đối với người có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tựnguyện sau đó đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Người lao động đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sau đóđóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đượccộng với thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để làm cơ sở tính hưởng chế độhưu trí và chế độ tử tuất.
2. Cách tính mức bình quân tiền lương, tiền công thánghoặc mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao độngquy định tại khoản 1 Điều này do Chính phủ quy định.
CHƯƠNG IV
BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN
MỤC 1
CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ
Điều69. Đối tượng ápdụng chế độ hưu trí
Bảo hiểm xã hội tự nguyện áp dụng đối với người lao độngquy định tại khoản 5 Điều 2 của Luật này.
Điều70. Điều kiệnhưởng lương hưu
1. Người lao động hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiệnsau đây:
a) Nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi;
b) Đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.
2. Trường hợp nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lămtuổi nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá năm năm so vớithời gian quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì được đóng tiếp cho đến khiđủ hai mươi năm.
Điều71. Mức lương hưu hằng tháng
1. Mức lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% mức bìnhquân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 76 của Luật nàytương ứng với mười lăm năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóngbảo hiểm xã hội thì được tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng75%.
2. Việc điều chỉnh lương hưu được thực hiện như quy địnhtại Điều 53 của Luật này
Điều72. Trợ cấp mộtlần khi nghỉ hưu
1. Người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội trên ba mươinăm đối với nam, trên hai mươi lăm năm đối với nữ, khi nghỉ hưu, ngoài lươnghưu còn được hưởng trợ cấp một lần.
2. Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảohiểm xã hội kể từ năm thứ ba mươi mốt trở đi đối với nam và năm thứ hai mươisáu trở đi đối với nữ. Cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Điều73. Bảo hiểm xãhội một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng
Người lao động được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khithuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi mà chưađủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều70 của Luật này;
2. Không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhậnbảo hiểm xã hội một lần mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;
3. Ra nước ngoài để định cư.
Điều74. Mức hưởng bảohiểm xã hội một lần
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số nămđã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhậptháng đóng bảo hiểm xã hội.
Điều75. Bảo lưu thờigian đóng bảo hiểm xã hội
Người lao động dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện màchưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 70 hoặc chưa nhậnbảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 73 và Điều 74 của Luật này thìđược bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
Điều76. Mức bình quânthu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội
1. Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội đượctính bằng bình quân các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộthời gian.
2. Thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứtính mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động đượcđiều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá sinh hoạt của từng thời kỳ theo quy định củaChính phủ.
MỤC 2
CHẾ ĐỘ TỬ TUẤT
Điều 77. Trợ cấp mai táng
1. Các đối tượng sau đây khi chết thì người lo mai tángđược nhận trợ cấp mai táng:
a) Người lao động đã có ít nhất năm năm đóng bảo hiểm xãhội;
b) Người đang hưởng lương hưu.
2. Trợ cấp mai táng bằng mười tháng lương tối thiểu chung.
3. Trường hợp đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này bịTòa án tuyên bố là đã chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp quy định tại khoản2 Điều này.
Điều78. Trợ cấp tuất
1. Người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội, người laođộng đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người đang hưởng lương hưukhi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần.
2. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của ngườilao động đang đóng hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xãhội được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.
3. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của ngườiđang hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chếttrong hai tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng bốn mươi tám tháng lương hưuđang hưởng; nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm một tháng lương hưuthì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu.
Điều 79. Tính hưởng chế độ hưutrí và chế độ tử tuất đối với người có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộcsau đó đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
1. Người lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sau đóđóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đượccộng với thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để làm cơ sở tính hưởng chếđộ hưu trí và chế độ tử tuất.
2. Cách tính mức bình quân tiền lương, tiền công thánghoặc mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao độngquy định tại khoản 1 Điều này do Chính phủ quy định.
CHƯƠNG V
BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
Điều80. Đối tượng áp dụng bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm thất nghiệp áp dụng bắt buộc đối người lao độngquy định tại khoản 3 và người sử dụng lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 củaLuật này.
Điều81. Điều kiệnhưởng bảo hiểm thất nghiệp
Người thất nghiệp được hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi cóđủ các điều kiện sau đây:
1. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ mười hai tháng trở lêntrong thời gian hai mươi bốn tháng trước khi thất nghiệp;
2. Đã đăng ký thất nghiệp với tổ chức bảo hiểm xã hội;
3. Chưa tìm được việc làm sau mười lăm ngày kể từ ngàyđăng ký thất nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều82. Trợ cấp thấtnghiệp
1. Mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bìnhquân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của sáu tháng liềnkề trước khi thất nghiệp.
2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định nhưsau:
a) Ba tháng, nếu có từ đủ mười hai tháng đến dưới ba mươisáu tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp;
b) Sáu tháng, nếu có từ đủ ba mươi sáu tháng đến dưới bảymươi hai tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp;
c) Chín tháng, nếu có từ đủ bảy mươi hai tháng đến dướimột trăm bốn mươi bốn tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp;
d) Mười hai tháng, nếu có từ đủ một trăm bốn mươi bốntháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trở lên.
Điều83. Hỗ trợ họcnghề
Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được hỗ trợ học nghềvới thời gian không quá sáu tháng. Mức hỗ trợ bằng mức chi phí học nghề ngắnhạn theo quy định của pháp luật về dạy nghề.
Điều84. Hỗ trợ tìm việc làm
Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được tư vấn, giớithiệu việc làm miễn phí.
Điều85. Bảo hiểm y tế
1. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được hưởng chế độbảo hiểm y tế.
2. Tổ chức bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế cho ngườiđang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Điều86. Tạm dừng hưởngtrợ cấp thất nghiệp
Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị tạm dừng hưởngtrợ cấp thất nghiệp khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Không thực hiện quy định tại điểm b khoản 2 Điều 16của Luật này;
2. Bị tạm giam.
Điều87. Chấm dứt hưởngtrợ cấp thất nghiệp
1. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởngtrợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp sau đây:
a) Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp;
b) Có việc làm;
c) Thực hiện nghĩa vụ quân sự;
d) Hưởng lương hưu;
đ) Sau hai lần từ chối nhận việc làm do tổ chức bảo hiểmxã hội giới thiệu mà không có lý do chính đáng;
e) Không thực hiện quy định tại điểm b khoản 2 Điều 16 củaLuật này trong ba tháng liên tục;
g) Ra nước ngoài để định cư;
h) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hànhchính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hoặc chấp hànhhình phạt tù nhưng không được hưởng án treo;
i) Bị chết.
2. Các trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp quyđịnh tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này sẽ được hưởng khoản trợ cấp một lầnbằng giá trị còn lại của trợ cấp thất nghiệp quy định tại Điều 82 của Luật này.
3. Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp quy địnhtại khoản 1 Điều này thì thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó khôngđược tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp lần sau.
CHƯƠNG VI
QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI
MỤC 1
QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC
Điều88. Nguồn hìnhthành quỹ
1. Người sử dụng lao động đóng theo quy định tại Điều 92của Luật này.
2. Người lao động đóng theo quy định tại Điều 91 của Luậtnày.
3. Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ.
4. Hỗ trợ của Nhà nước.
5. Các nguồn thu hợp pháp khác.
Điều89. Cácquỹ thành phần
1. Quỹ ốm đau và thai sản.
2. Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
3. Quỹ hưu trí và tử tuất.
Điều90. Sử dụng quỹ
1. Trả các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động theoquy định tại Chương III của Luật này.
2. Đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng lương hưu hoặcnghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng.
3. Chi phí quản lý.
4. Chi khen thưởng theo quy định tại khoản 2 Điều 133 củaLuật này.
5. Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ theo quy địnhtại Điều 96 và Điều 97 của Luật này.
Điều91. Mức đóng vàphương thức đóng của người lao động
1. Hằng tháng, người lao động quy định tại các điểm a, b,c và d khoản 1 Điều 2 của Luật này đóng bằng 5% mức tiền lương, tiền công vàoquỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% chođến khi đạt mức đóng là 8%.
2. Người lao động hưởng tiền lương, tiền công theo chu kỳsản xuất, kinh doanh trong các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngưnghiệp, diêm nghiệp thì mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo quy định tạikhoản 1 Điều này; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, hằng quý hoặc sáutháng một lần.
3. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động quyđịnh tại điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này do Chính phủ quy định.
Điều92. Mức đóng vàphương thức đóng của người sử dụng lao động
1. Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng trên quỹ tiềnlương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại các điểma, b, c và d khoản 1 Điều 2 của Luật này như sau:
a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; trong đó người sử dụnglao động giữ lại 2% để trả kịp thời cho người lao động đủ điều kiện hưởng chếđộ quy định tại Mục 1 và Mục 2 Chương III của Luật này và thực hiện quyết toánhằng quý với tổ chức bảo hiểm xã hội;
b) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
c) 11% vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứhai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 14%.
2. Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng trên mức lươngtối thiểu chung đối với mỗi người lao động quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2của Luật này như sau:
a) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
b) 16% vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứhai năm một lần đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng là 22%.
3. Người sử dụng lao động thuộc các doanh nghiệp nôngnghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo chu kỳ sản xuất,kinh doanh thì mức đóng hằng tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này; phươngthức đóng được thực hiện hằng tháng, hằng quý hoặc sáu tháng một lần.
Điều93. Tạm dừng đóngvào quỹ hưu trí và tử tuất
1. Trong trường hợp người sử dụng lao động gặp khó khănphải tạm dừng sản xuất, kinh doanh hoặc gặp khó khăn do thiên tai, mất mùa dẫnđến việc người lao động và người sử dụng lao động không có khả năng đóng vàoquỹ hưu trí và tử tuất thì được tạm dừng đóng trong thời gian không quá mườihai tháng.
2. Chính phủ quy định cụ thể điều kiện, khoảng thời giantạm dừng đóng và thẩm quyền quyết định việc tạm dừng đóng.
Điều94. Tiềnlương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiềnlương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiềnlương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấpthâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tínhtrên cơ sở mức lương tối thiểu chung.
2. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chếđộ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương, tiền côngtháng đóng bảo hiểm xã hội là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng laođộng.
3. Trường hợp mức tiền lương, tiền công quy định tạikhoản 1 và khoản 2 Điều này cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu chung thìmức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng hai mươi tháng lươngtối thiểu chung.
Điều95. Chi phí quảnlý
1. Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội bắt buộc hằng năm đượctrích từ tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ.
2. Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội bắt buộc bằng mức chiphí quản lý của cơ quan hành chính nhà nước.
Điều96. Nguyên tắc đầutư
Hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội phải bảo đảm antoàn, hiệu quả và thu hồi được khi cần thiết.
Điều97. Các hình thứcđầu tư
1. Mua trái phiếu, tín phiếu, công trái của Nhà nước, củangân hàng thương mại của Nhà nước.
2. Cho ngân hàng thương mại của Nhà nước vay.
3. Đầu tư vào các công trình kinh tế trọng điểm quốc gia.
4. Các hình thức đầu tư khác do Chính phủ quy định.
MỤC 2
QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN
Điều98. Nguồn hình thành quỹ
1. Người lao động đóng theo quy định tại Điều 100 củaLuật này.
2. Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ.
3. Hỗ trợ của Nhà nước.
4. Các nguồn thu hợp pháp khác.
Điều99. Sử dụng quỹ
1. Trả các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động theoquy định tại Chương IV của Luật này.
2. Đóng bảo hiểm y tế cho người tham gia bảo hiểm xã hộitự nguyện đang hưởng lương hưu.
3. Chi phí quản lý.
4. Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ theo quy địnhtại Điều 96 và Điều 97 của Luật này.
Điều100. Mức đóng vàphương thức đóng của người lao động
1. Mức đóng hằng tháng bằng 16% mức thu nhập người laođộng lựa chọn đóng bảo hiểm xã hội; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóngthêm 2% cho đến khi đạt mức đóng là 22%.
Mức thu nhập làm cơ sở để tính đóng bảo hiểm xã hội đượcthay đổi tuỳ theo khả năng của người lao động ở từng thời kỳ, nhưng thấp nhấtbằng mức lương tối thiểu chung và cao nhất bằng hai mươi tháng lương tối thiểuchung.
2. Người lao động được chọn một trong các phương thức đóngsau đây:
a) Hằng tháng;
b) Hằng quý;
c) Sáu tháng một lần.
Điều101. Chi phí quảnlý
1. Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội tự nguyện hằng nămđược trích từ tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ.
2. Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội tự nguyện bằng mức chiphí quản lý của cơ quan hành chính nhà nước.
MỤC 3
QUỸ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
Điều102. Nguồn hìnhthành quỹ
1. Người lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền côngtháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.
2. Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương,tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảohiểm thất nghiệp.
3. Hằng tháng, Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹtiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao độngtham gia bảo hiểm thất nghiệp và mỗi năm chuyển một lần.
4. Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ.
5. Các nguồn thu hợp pháp khác.
Điều103. Sử dụng quỹ
1. Trả trợ cấp thất nghiệp.
2. Hỗ trợ học nghề.
3. Hỗ trợ tìm việc làm.
4. Đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng trợ cấp thấtnghiệp.
5. Chi phí quản lý.
6. Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ theo quy địnhtại Điều 96 và Điều 97 của Luật này.
Điều104. Chi phí quảnlý
Chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp bằng mức chi phíquản lý của cơ quan hành chính nhà nước.
Điều105. Tiền lương,tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp
Tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệpđược tính như quy định tại Điều 94 của Luật này.
CHƯƠNG VII
TỔ CHỨC BẢO HIỂM XÃ HỘI
Điều106. Tổ chức bảohiểm xã hội
1. Tổ chức bảo hiểm xã hội là tổ chức sự nghiệp, có chứcnăng thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng các quỹbảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
2. Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ của tổ chức bảo hiểm xã hộido Chính phủ quy định.
Điều107. Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội
1. Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội do Chính phủ thànhlập, có trách nhiệm chỉ đạo và giám sát hoạt động của tổ chức bảo hiểm xã hội.
2. Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội gồm đại diện Bộ Laođộng - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam,Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Liên minh hợp tác xã Việt Nam, tổchức bảo hiểm xã hội và một số thành viên khác do Chính phủ quy định.
3. Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội có Chủ tịch, các PhóChủ tịch và các ủy viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
4. Quy chế làm việc của Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hộido Chính phủ quy định.
Điều108. Nhiệm vụ củaHội đồng quản lý bảo hiểm xã hội
1. Thẩm định kế hoạch hoạt động hằng năm, giám sát, kiểmtra việc thực hiện kế hoạch của tổ chức bảo hiểm xã hội.
2. Quyết định hình thức đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội theođề nghị của tổ chức bảo hiểm xã hội.
3. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng,sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, chiến lượcphát triển của ngành, kiện toàn hệ thống tổ chức của tổ chức bảo hiểm xã hội,cơ chế quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội.
4. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cáchchức các chức danh lãnh đạo của tổ chức bảo hiểm xã hội.
CHƯƠNG VIII
THỦ TỤC THỰC HIỆN BẢO HIỂM XÃ HỘI
Điều109. Sổ bảo hiểm xã hội
1. Sổ bảo hiểm xã hội được cấp đối với từng người laođộng để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội và là cơ sở đểgiải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này. Mẫu Sổ bảohiểm xã hội do tổ chức bảo hiểm xã hội quy định.
2. Sổ bảo hiểm xã hội sẽ được dần thay thế bằng thẻ bảohiểm xã hội điện tử trong quá trình áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý bảohiểm xã hội. Chính phủ quy định thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội khi sử dụngthẻ bảo hiểm xã hội điện tử.
Điều110. Hồ sơ tham giabảo hiểm xã hội
1. Hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
a) Tờ khai cá nhân của người lao động theo mẫu do tổ chứcbảo hiểm xã hội quy định;
b) Danh sách người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắtbuộc do người sử dụng lao động lập;
c) Bản sao quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăngký kinh doanh hoặc giấy phép hoạt động đối với người sử dụng lao động tham giabảo hiểm xã hội lần đầu; hợp đồng lao động đối với người sử dụng lao động là cánhân có thuê mướn, sử dụng lao động.
2. Hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là Tờ khai cánhân theo mẫu do tổ chức bảo hiểm xã hội quy định.
3. Hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
a) Tờ khai cá nhân theo mẫu do tổ chức bảo hiểm xã hộiquy định;
b) Danh sách người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệpdo người sử dụng lao động lập.
Điều111. Cấp Sổ bảo hiểmxã hội
1. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày giao kết hợpđồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng, người sử dụng lao động nộp hồsơ tham gia bảo hiểm xã hội cho tổ chức bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản1 và khoản 3 Điều 110 của Luật này.
2. Người lao động nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội chotổ chức bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 2 Điều 110 của Luật này.
3. Tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm cấp sổ bảo hiểmxã hội trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ đối vớingười tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp; hai mươi ngày,kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;trường hợp không cấp thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều112. Hồ sơ hưởngchế độ ốm đau
1. Sổ bảo hiểm xã hội.
2. Giấy xác nhận nghỉ ốm đối với người lao động điều trịngoại trú, giấy ra viện đối với người lao động điều trị nội trú tại cơ sở y tế,giấy ra viện hoặc phiếu hội chẩn của bệnh viện đối với người lao động mắc bệnhthuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày.
3. Xác nhận của người sử dụng lao động về điều kiện làmviệc đối với người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguyhiểm; làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên.
4. Giấy xác nhận của người sử dụng lao động về thời giannghỉ việc để chăm sóc con ốm đau, kèm theo giấy khám bệnh của con đối với ngườilao động nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau.
5. Danh sách người nghỉ ốm và người nghỉ việc để chăm sóccon ốm đau do người sử dụng lao động lập.
Điều113. Hồ sơ hưởngchế độ thai sản
1. Sổ bảo hiểm xã hội.
2. Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinhcủa con hoặc giấy chứng tử trong trường hợp sau khi sinh con mà con chết hoặcmẹ chết.
Trường hợp lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hútthai hoặc thai chết lưu, người lao động thực hiện các biện pháp tránh thai phảicó giấy xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền; nhận nuôi con nuôi dưới bốntháng tuổi phải có chứng nhận theo quy định của pháp luật.
3. Xác nhận của người sử dụng lao động về điều kiện làmviệc đối với người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguyhiểm; làm việc theo chế độ ba ca; làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khuvực hệ số từ 0,7 trở lên hoặc xác nhận của người sử dụng lao động đối với laođộng nữ là người tàn tật.
4. Danh sách người hưởng chế độ thai sản do người sử dụnglao động lập.
Điều114. Hồ sơ hưởngchế độ tai nạn lao động
1. Sổ bảo hiểm xã hội.
2. Biên bản điều tra tai nạn lao động, trường hợp bị tainạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì phải có thêm bản sao Biênbản tai nạn giao thông.
3. Giấy ra viện sau khi đã điều trị tai nạn lao động.
4. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động củaHội đồng Giám định y khoa.
5. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn laođộng.
Điều115. Hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp
1. Sổ bảo hiểm xã hội.
2. Biên bản đo đạc môi trường có yếu tố độc hại, trườnghợp biên bản xác định cho nhiều người thì hồ sơ của mỗi người lao động có bảntrích sao.
3. Giấy ra viện sau khi điều trị bệnh nghề nghiệp, trườnghợp không điều trị tại bệnh viện thì phải có giấy khám bệnh nghề nghiệp.
4. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động củaHội đồng Giám định y khoa.
5. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghềnghiệp.
Điều116. Hồ sơ hưởngtrợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ
1. Danh sách người đã hưởng chế độ ốm đau, thai sản, tainạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà sức khoẻ còn yếu do người sử dụng lao độnglập.
2. Văn bản đề nghị giải quyết trợ cấp dưỡng sức, phục hồisức khoẻ.
Điều117. Giải quyếthưởng chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau ốm đau,thai sản
1. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủgiấy tờ hợp lệ có liên quan từ người lao động quy định tại Điều 112 và Điều 113của Luật này, người sử dụng lao động có trách nhiệm giải quyết chế độ ốm đau,thai sản cho người lao động.
2. Hằng quý, người sử dụng lao động có trách nhiệm nộp hồsơ của những người lao động đã được giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấpdưỡng sức, phục hồi sức khoẻ cho tổ chức bảo hiểm xã hội theo quy định tại cácđiều 112, 113 và 116 của Luật này.
3. Tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm quyết toántrong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; trường hợpkhông quyết toán thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều118. Giải quyếthưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp dưỡng sức, phục hồisức khoẻ sau khi điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho tổ chức bảo hiểmxã hội theo quy định tại các điều 114, 115 và 116 của Luật này.
2. Tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyếttrong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; trường hợpkhông giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều119. Hồ sơ hưởnglương hưu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Sổ bảo hiểm xã hội.
2. Quyết định nghỉ việc đối với người đang đóng bảo hiểmxã hội; đơn đề nghị hưởng lương hưu đối với người bảo lưu thời gian đóng bảohiểm xã hội.
3. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động củaHội đồng Giám định y khoa đối với người nghỉ hưu theo quy định tại Điều 51 củaLuật này.
Điều120. Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần đốivới người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Sổ bảo hiểm xã hội.
2. Quyết định nghỉ việc trong trường hợp quy định tạiđiểm a khoản 1 Điều 55; quyết định phục viên, xuất ngũ, thôi việc trong trườnghợp quy định tại khoản 2 Điều 55 của Luật này.
3. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động củaHội đồng Giám định y khoa trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 55của Luật này.
4. Bản sao giấy tờ định cư ở nước ngoài trong trường hợpquy định tại điểm d khoản 1 Điều 55 của Luật này.
5. Đơn đề nghị của người lao động trong trường hợp quyđịnh tại điểm c khoản 1 Điều 55 của Luật này.
Điều121. Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất đối vớingười tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất đối với người đang đóng bảohiểm xã hội và người bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội bao gồm:
a) Sổ bảo hiểm xã hội;
b) Giấy chứng tử, giấy báo tử hoặc quyết định của Toà ántuyên bố là đã chết;
c) Tờ khai của thân nhân theo mẫu do tổ chức bảo hiểm xãhội quy định;
d) Biên bản điều tra tai nạn lao động, bệnh án điều trịbệnh nghề nghiệp trong trường hợp chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
2. Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất của người đang hưởng lươnghưu, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khảnăng lao động từ 61% trở lên bao gồm:
a) Giấy chứng tử, giấy báo tử hoặc quyết định của Toà ántuyên bố là đã chết;
b) Tờ khai của thân nhân theo mẫu do tổ chức bảo hiểm xãhội quy định.
Điều122. Giải quyếthưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội một lần, chế độ tử tuất đối với người tham giabảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho tổ chức bảo hiểmxã hội theo quy định tại Điều 119, Điều 120 và khoản 1 Điều 121 của Luật này.
2. Người lao động không còn quan hệ lao động thì trựctiếp nộp hồ sơ cho tổ chức bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 119 và Điều120 của Luật này.
3. Thân nhân của người đang hưởng lương hưu, trợ cấp tainạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ61% trở lên nộp hồ sơ cho tổ chức bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 2Điều 121 của Luật này.
4. Tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyếttrong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ đối với ngườihưởng lương hưu; mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ đối với trườnghợp hưởng bảo hiểm xã hội một lần, chế độ tử tuất; trường hợp không giải quyếtthì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều123. Hồ sơ hưởnglương hưu, bảo hiểm xã hội một lần, chế độ tử tuất đối với người tham gia bảohiểm xã hội tự nguyện
1. Hồ sơ hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội một lần baogồm:
a) Sổ bảo hiểm xã hội;
b) Tờ khai cá nhân theo mẫu do tổ chức bảo hiểm xã hộiquy định.
2. Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất bao gồm:
a) Sổ bảo hiểm xã hội đối với người đang đóng bảo hiểm xãhội;
b) Giấy chứng tử, giấy báo tử hoặc quyết định của Toà ántuyên bố là đã chết;
c) Tờ khai của thân nhân theo mẫu do tổ chức bảo hiểm xãhội quy định.
Điều124. Giải quyếthưởng chế độ hưu trí, chế độ tử tuất đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tựnguyện
1. Người lao động nộp hồ sơ cho tổ chức bảo hiểm xã hộitheo quy định tại khoản 1 Điều 123, thân nhân của người đang hưởng lương hưunộp hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 123 của Luật này.
2. Tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyếttrong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ đối với ngườihưởng lương hưu; mười ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ đối với trườnghợp hưởng bảo hiểm xã hội một lần, chế độ tử tuất; trường hợp không giải quyếtthì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều125. Hồ sơ hưởngbảo hiểm thất nghiệp
1. Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo mẫu do tổchức bảo hiểm xã hội quy định.
2. Bản sao hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hết hạnhoặc thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc xác nhận củađơn vị cuối cùng trước khi thất nghiệp về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng laođộng, hợp đồng làm việc đúng pháp luật.
Điều126. Giải quyếthưởng bảo hiểm thất nghiệp
1. Người lao động nộp hồ sơ cho tổ chức bảo hiểm xã hộitheo quy định tại Điều 125 của Luật này.
2. Tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyếttrong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; trường hợpkhông giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều127. Hồsơ hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối với người chấp hành xong hìnhphạt tù
1. Đối với người chưa hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểmxã hội, hồ sơ bao gồm:
a) Sổ bảo hiểm xã hội;
b) Bản sao giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù;
c) Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội.
2. Đối với người đã hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xãhội thì hồ sơ bao gồm:
a) Bản sao giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù;
b) Đơn đề nghị hưởng tiếp bảo hiểm xã hội.
Điều128. Giảiquyết hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội một lần đối với người chấp hành xonghình phạt tù
1. Người lao động nộp hồ sơ cho tổ chức bảo hiểm xã hộitheo quy định tại Điều 127 của Luật này.
2. Tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyếttrong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; trường hợpkhông giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều129. Di chuyển nơihưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội
Khi người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hộihằng tháng chuyển đến nơi ở khác trong nước mà muốn được hưởng bảo hiểm xã hộiở nơi mới thì phải có đơn gửi tổ chức bảo hiểm xã hội nơi đang hưởng.
Tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết trongthời hạn năm ngày, kể từ ngày nhận được đơn; trường hợp không giải quyết thìphải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
CHƯƠNG IX
KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
Điều130. Khiếu nại vềbảo hiểm xã hội
1. Người lao động, người đang hưởng lương hưu, trợ cấpbảo hiểm xã hội hằng tháng, người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hộivà những người khác có quyền khiếu nại quyết định, hành vi của người sử dụnglao động, tổ chức bảo hiểm xã hội khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đóvi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp phápcủa mình.
2. Người sử dụng lao động có quyền khiếu nại quyết định,hành vi của tổ chức bảo hiểm xã hội khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành viđó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp phápcủa mình.
Điều131. Thẩm quyền,trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại
1. Việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định hànhchính, hành vi hành chính về bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định củapháp luật về khiếu nại, tố cáo.
2. Việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vivề bảo hiểm xã hội không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này đượcthực hiện như sau:
a) Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu vềbảo hiểm xã hội là người có quyết định, hành vi về bảo hiểm xã hội bị khiếunại.
Trong trường hợp người có quyết định, hành vi về bảo hiểmxã hội bị khiếu nại không còn tồn tại thì cơ quan quản lý nhà nước về lao độngcấp huyện có thẩm quyền giải quyết;
b) Trong trường hợp người khiếu nại không đồng ý vớiquyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nạikhông được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Toà án hoặc khiếu nại đến cơquan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh;
c) Trong trường hợp người khiếu nại không đồng ý vớiquyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấptỉnh hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyềnkhởi kiện tại Toà án;
d) Thời hiệu khiếu nại, thời hạn giải quyết khiếu nạiđược áp dụng theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Điều132. Tố cáo, giảiquyết tố cáo về bảo hiểm xã hội
Việc tố cáo và giải quyết tố cáo vi phạm pháp luật về bảohiểm xã hội được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
CHƯƠNG X
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều133. Khen thưởng
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong việcthực hiện Luật này hoặc phát hiện vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội đượckhen thưởng theo quy định của pháp luật.
2. Người sử dụng lao động thực hiện tốt công tác bảo hộlao động, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được khen thưởng từ quỹbảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Chính phủ.
Điều134. Các hành vi viphạm pháp luật về đóng bảo hiểm xã hội
1. Không đóng.
2. Đóng không đúng thời gian quy định.
3. Đóng không đúng mức quy định.
4. Đóng không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xãhội.
Điều135. Các hành vi viphạm pháp luật về thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội
1. Cố tình gây khó khăn hoặc cản trở việc hưởng các chếđộ bảo hiểm xã hội của người lao động.
2. Không cấp sổ bảo hiểm xã hội hoặc không trả sổ bảohiểm xã hội cho người lao động theo quy định của Luật này.
Điều136. Các hành vi viphạm pháp luật về sử dụng tiền đóng và quỹ bảo hiểm xã hội
1. Sử dụng tiền đóng và quỹ bảo hiểm xã hội trái quy địnhcủa pháp luật.
2. Báo cáo sai sự thật, cung cấp sai lệch thông tin, sốliệu tiền đóng và quỹ bảo hiểm xã hội.
Điều137. Các hành vi viphạm pháp luật về lập hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội
1. Gian lận, giả mạo hồ sơ.
2. Cấp giấy chứng nhận, giám định sai.
Điều138. Xử lý vi phạm
1. Cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật quy địnhtại các điều 134, 135, 136 và 137 của Luật này, tuỳ theo tính chất, mức độ viphạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thườngtheo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại cácđiều 134, 135, 136 và 137 của Luật này, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm màbị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hìnhsự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm pháp luậtquy định tại Điều 134 của Luật này từ ba mươi ngày trở lên thì ngoài việc phảiđóng số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, cònphải đóng số tiền lãi của số tiền chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất củahoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội trong năm.
Trong trường hợp người sử dụng lao động không thực hiệnquy định tại khoản này thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền xử lý vi phạmhành chính, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệmtrích tiền từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưađóng, chậm đóng và lãi của số tiền này.
CHƯƠNG XI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều139. Quy địnhchuyển tiếp
1. Các quy định của Luật này được áp dụng đối với ngườiđã tham gia bảo hiểm xã hội từ trước ngày Luật này có hiệu lực.
2. Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động,tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tiền tuất hằng tháng và người bị đình chỉhưởng bảo hiểm xã hội do vi phạm pháp luật trước ngày Luật này có hiệu lực thìvẫn thực hiện theo các quy định trước đây và được điều chỉnh mức hưởng theo quyđịnh của pháp luật.
3. Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động,tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng trước ngày Luật này có hiệu lựcthì khi chết được áp dụng chế độ tử tuất quy định tại Luật này.
4. Người lao động có thời gian làm việc trong khu vực nhànước trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 nếu chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợcấp một lần, trợ cấp xuất ngũ, phục viên thì thời gian đó được tính là thờigian đã đóng bảo hiểm xã hội.
5. Hằng năm, Nhà nước chuyển từ ngân sách một khoản kinhphí vào quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc để bảo đảm trả đủ lương hưu, trợ cấp bảohiểm xã hội đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội trước ngày01 tháng 01 năm 1995; đóng bảo hiểm xã hội cho thời gian làm việc trước ngày 01tháng 01 năm 1995 đối với người quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệptheo quy định tại Luật này không được tính để hưởng trợ cấp mất việc làm hoặctrợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về cán bộ,công chức.
Điều140. Hiệu lực thihành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm2007; riêng đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện thì từ ngày 01 tháng 01 năm 2008,đối với bảo hiểm thất nghiệp thì từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.
2. Những quy định trước đây trái với Luật này đều bị bãibỏ.
Điều141. Hướng dẫn thi hành
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luậtnày.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006.
|
Chủ tịch Quốc hội
Nguyễn Phú Trọng
|